Danh mục các nhóm thuốc cần thiết khi mở nhà thuốc

Danh mục các nhóm thuốc cần thiết khi mở nhà thuốc

Khi kinh doanh nhà thuốc, việc chuẩn bị đầy đủ các sản phẩm trong danh mục các nhóm thuốc cần thiết là yếu tố cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ đảm bảo rằng nhà thuốc có thể đáp ứng nhu cầu chữa trị bệnh và chăm sóc sức khỏe của cộng đồng mà còn giúp nguồn hàng được quản lý chặt chẽ nhằm phát triển kinh doanh bền vững. Trong bài viết này, Sen Hồng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các nhóm thuốc cần phải có trong một nhà thuốc chuẩn GPP, giúp bạn có cái nhìn tổng quan để chuẩn bị tốt nhất cho việc mở nhà thuốc của mình.

Kinh doanh nhà thuốc cần nắm rõ danh mục các nhóm thuốc

Kinh doanh nhà thuốc cần nắm rõ danh mục các nhóm thuốc

Danh mục các nhóm thuốc trong nhà thuốc

Theo quy định của Cục Quản lý Dược phẩm, các nhóm thuốc trong nhà thuốc được phân thành hai nhóm chính: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. 

Phân loại các nhóm thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn cần tuân thủ theo danh mục cụ thể và chỉ được bán khi có đơn thuốc từ bác sĩ. Danh mục thuốc kê đơn bao gồm các loại thuốc quan trọng và phức tạp, thường dùng trong điều trị các bệnh nghiêm trọng hoặc mãn tính. Theo Công văn 1517/BYT-KCB, có tổng cộng 30 danh mục các nhóm thuốc kê đơn, bao gồm:

STT

Nhóm thuốc kê đơn

1

Thuốc gây nghiện

2

Thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc

3

Thuốc gây mê

4

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (trừ acetylsalicylic acid và paracetamol)

5

Thuốc điều trị bệnh Gút

6

Thuốc cấp cứu và chống độc

7

Thuốc điều trị giun chỉ, sán lá

8

Thuốc kháng sinh

9

Thuốc điều trị vi-rút

10

Thuốc điều trị nấm

11

Thuốc điều trị lao

12

Thuốc điều trị sốt rét

13

Thuốc điều trị đau nửa đầu (Migraine)

14

Thuốc điều trị ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch

15

Thuốc điều trị Parkinson

16

Thuốc tác động lên quá trình đông máu

17

Máu, chế phẩm máu, dung dịch cao phân tử

18

Nhóm thuốc tim mạch

19

Thuốc dùng cho chẩn đoán

20

Thuốc lợi tiểu

21

Thuốc chống loét dạ dày

22

Hormon và nội tiết tố

23

Huyết thanh và globulin miễn dịch

24

Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ

25

Thuốc làm co, giãn đồng tử và giảm nhãn áp

26

Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non

27

Thuốc điều trị hen

28

Sinh phẩm dùng chữa bệnh (trừ men tiêu hóa)

29

Thuốc điều trị rối loạn cương

30

Dung dịch truyền tĩnh mạch

Thuốc kê đơn chỉ được bán khi có đơn thuốc được kê từ bác sĩ

Thuốc kê đơn chỉ được bán khi có đơn thuốc được kê từ bác sĩ

Tuy nhiên, nhà thuốc chỉ cần đáp ứng các nhóm sau là đạt chuẩn GPP để tiến hành kinh doanh:

1. Kháng sinh

  • Beta-Lactam: Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin, Cefuroxim, Cefixim, Cefpodoxime, Cefdinir, Cefazolin, Ceftriaxone
  • Macrolide: Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin
  • Aminoglycosid: Amikacin, Gentamicin, Vancomycin (dạng thuốc tiêm)
  • Tetracyclin: Tetracyclin, Doxycyclin
  • Lincomycin, Clindamycin
  • Quinolon: Ciprofloxacin, Levofloxacin
  • Cloramphenicol, Metronidazol

2. Hạ sốt - giảm đau

  • Giảm đau hạ sốt: Paracetamol các hàm lượng và dạng bào chế khác nhau (Hapacol, siro, thuốc viên, đặt hậu môn)
  • Non Steroid (Nsaid): Aspirin, Diclofenac, Piroxicam, Ibuprofen, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib
  • Nhóm trị cảm đau nhức thông thường: Decolgen, Tiffy, Alaxan
  • Nhóm dán – bôi giảm đau: Salonpas, Dán con cọp, Ecosip, Voltaren

3. Chống viêm

  • Alpha Chymotrypsin: Alpha Choay
  • Corticoid: Prednison, Prednisolone, Methylprednisolone, Dexamethasone, Betamethasone

4. Chống dị ứng - Kháng histamin

  • Clopheniramin
  • Cetirizine
  • Loratadine
  • Fexofenadine
  • Theralen

5. Kháng virus

  • Acyclovir
  • Oseltamivir

6. Ho và long đờm

  • Long đờm: Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol
  • Thuốc ho: Terpin Codein, Dextromethorphan
  • Các loại siro trị ho: Astex, Prospan, Ho Bảo Thanh, Pectol, Bổ phế Nam Hà, Bisolvon, Atussin

7. Dạ dày

  • Ức chế bơm proton: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazol
  • Nhóm kháng H2: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine
  • Nhóm antacid: Phosphalugel, Antacid, Yumangel, Gaviscon, Maalox
  • Thực phẩm chức năng hỗ trợ dạ dày và trào ngược: Vị Khang Ninh, Tinh chất nghệ, Cucurmin

8. Tiêu hóa

  • Men vi sinh và men tiêu hóa: Enterogermina, Bioacimin
  • Nhóm trị tiêu chảy: Hidrasec, Smecta, Loperamid
  • Nhóm giảm co thắt: Alverin, No-spa, Spasmaverine, Buscopan
  • Nhóm dược liệu: Berberin, Mộc hoa trắng
  • Nhóm trị táo bón: Duphalac, Bisacodyl, Sorbitol, Thụt Stiprol

9. Trị rối loạn kinh nguyệt

  • Tây y: Orgametril, Primolut-N
  • Dược liệu: Trinh nữ hoàng cung, Nga phụ khang, Tân phương mãn nguyệt

10. Huyết áp tim mạch

  • Thuốc huyết áp: Amlodipin, Captopril, Losartan, Concor, Coversyl, Bisoprolol
  • Thuốc điều trị suy tim, loạn nhịp tim: Nifedipin, Nitromint, Vastarel MR

11. Điều trị mỡ máu

  • Rosuvastatin
  • Atorvastatin
  • Simvastatin

12. Tránh thai

  • Marvelon
  • Mercilon
  • Rigevidon
  • Regulon
  • Newchoice
  • Dian 35

13. Kháng nấm

  • Griseofulvin
  • Nystatin
  • Itraconazol
  • Fluconazol

14. Vitamin – khoáng chất

  • Vitamin-khoáng chất tổng hợp: tăng đề kháng
  • Vitamin-khoáng chất bà bầu: Acid folic, Canxi, Sắt, DHA, Vitamin tổng hợp
  • Vitamin cho trẻ nhỏ: Canxi, D3, Sắt, Kẽm, DHA

15. Trị tuần hoàn máu não, chóng mặt

  • Betaserc
  • Cinnarizin
  • Flunarizine
  • Tanakan
  • Piracetam
  • Ginkgo Biloba
  • Meken
  • Hoạt huyết dưỡng não

16. Trị các bệnh về gan

  • Bar
  • Boganic
  • Tonka
  • Silymarin VCP

17. Trị sỏi thận

  • Rowatinex
  • Kim tiền thảo

18. Trị giun

  • Fugacar
  • Benda
  • Zentel
  • Mebendazol
  • Albendazol

19. Nhỏ mắt

NaCl 0,9%, Osla, V-Rohto, Refresh, Nước mắt nhân tạo, Tobradex, Tobrex, Neodex, Dexacol, Ciprofloxacin 0,3%, Tetracyclin tra mắt,...

20. Bôi ngoài da

  • Nhóm trị mụn: Mupirocin (Skinrocin), Clarithromycin, Differin
  • Nhóm chống nấm: Ketoconazol, Clotrimazol, Terbinafin (Tenafin VCP), Ciclopirox
  • Nhóm corticoid: Desonide, Betamethasone, Clobetasol
  • Nhóm phối hợp: Dipolac-G, Silkron, Gentrisone, Dibetalic, Tomax, Kentax, Dermovate, Flucina
  • Kháng virus: Aciclovir

21. Sản phẩm phụ khoa

  • Dung dịch rửa: Dạ hương, Lactacyd, Phytogyno, Gynofar
  • Thuốc đặt âm đạo: Neo Tergynan, Canesten, Polygynax

22. Thực phẩm chức năng

  • Nhóm bổ gan, bổ não
  • Nhóm hỗ trợ loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản
  • Nhóm hỗ trợ huyết áp, tim mạch, mỡ máu, tiểu đường
  • Nhóm hỗ trợ nội tiết, kinh nguyệt, làm đẹp
  • Nhóm vitamin - khoáng chất

Cần tư vấn và đảm bảo khách hàng sử dụng đúng liều nhóm thuốc kê đơn

Cần tư vấn và đảm bảo khách hàng sử dụng đúng liều nhóm thuốc kê đơn

Thuốc không kê đơn gồm những nhóm nào?

Theo thông tư 07/2017/TT-BYT và quy định của Cục Quản lý Dược phẩm, thuốc không kê đơn là những loại thuốc có độc tính thấp, an toàn khi sử dụng mà không cần sự giám sát của bác sĩ. Có đến gần 250 danh mục các nhóm thuốc không kê đơn, tuy nhiên, nhà thuốc có thể tham khảo và lưu trữ một số nhóm thuốc không kê đơn phổ biến sau đây:

  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin,...
  • Thuốc chống dị ứng: Loratadine, Cetirizine, Chlorpheniramine,...
  • Thuốc ho và long đờm: Terpin Codein, Dextromethorphan, Acetylcysteine,...
  • Thuốc tiêu hóa: Men tiêu hóa, thuốc trị đầy hơi, thuốc trị táo bón như Sorbitol,...
  • Thuốc chống cảm lạnh và cúm: Decolgen, Tiffy,...
  • Thuốc nhỏ mắt: Nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt dưỡng ẩm,...
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin C, viên bổ sung sắt, canxi, multivitamin,...
  • Thuốc bôi ngoài da: Thuốc trị nấm, thuốc trị mụn, kem chống ngứa,...
  • Dầu bôi: Dầu nóng trường sơn, dầu nóng mặt trời, dầu khuynh diệp, dầu gió trường sơn, cao xoa bạch hổ, cao xoa cúp vàng,...
  • Vật tư y tế: Bông, băng, gạc, Oxy-gia, cồn 70-90, povidine, bao cao su, băng cá nhân, băng thun, que thử thai,...
  • Dung dịch vệ sinh cá nhân: Dung dịch vệ sinh phụ nữ, nước rửa tay khử trùng,...
  • Các loại dầu xoa và miếng dán giảm đau: Dầu gió, Salonpas,...

Các loại thuốc giảm sốt, kháng viêm, giảm đau là thuốc không kê đơn rất phổ biến

Các loại thuốc giảm sốt, kháng viêm, giảm đau là thuốc không kê đơn rất phổ biến

Lưu ý khi trưng bày, sắp xếp thuốc theo nhóm

Bên cạnh việc có đầy đủ danh mục các nhóm thuốc để đáp ứng nhu cầu chữa trị của cộng đồng thì trưng bày, sắp xếp thuốc theo nhóm cũng rất quan trọng. Việc lập danh mục các nhóm thuốc theo cách trưng bày hợp lý sẽ giúp nhà thuốc hoạt động hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng và cách trưng bày thuốc theo nhóm:

  • Phân loại các nhóm thuốc theo chức năng, hạn sử dụng là bước quan trọng để đảm bảo sự sắp xếp khoa học và thuận tiện trong nhà thuốc.
  • Thuốc không kê đơn nên được đặt ở nơi dễ tiếp cận nhất cho khách hàng.
  • Các loại thuốc quan trọng phải được đặt ở khu vực mà chỉ nhân viên nhà thuốc mới có thể lấy.
  • Đảm bảo điều kiện bảo quản phù hợp với từng loại thuốc.
  • Đảm bảo sắp xếp sao cho các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn nhất ở phía trước.
  • Thường xuyên kiểm tra, loại bỏ sản phẩm hết hạn và sắp xếp lại kệ thuốc.

Cần sắp xếp, trưng bày thuốc theo từng nhóm

Cần sắp xếp, trưng bày thuốc theo từng nhóm

Việc nắm vững danh mục các nhóm thuốc là yếu tố then chốt giúp nhà thuốc hoạt động hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn cung cấp thuốc chất lượng với giá sỉ, hãy liên hệ ngay với Sen Hồng để được tư vấn và mua thuốc giá sỉ với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Sen Hồng luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình kinh doanh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Hotline: 0988 778 583
Zalo